Trên thị trường có nhiều hàng nhái, mà những người bán hàng gọi là fake cao cấp (super fake), chúng có thể giống hàng hiệu thật 90 – 99%, do vậy để phân biệt hàng hiệu thật giả, hàng auth 100% với hàng fake không hề là chuyện dễ.
Hàng hiệu là một khái niệm được dùng để chỉ những sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu nổi tiếng. Khái niệm này được dùng nhiều nhất khi nói về thời trang. Chữ "hiệu" xuất phát từ từ "thương hiệu", "nhãn hiệu". Vì vậy nó còn được gọi là hàng hiệu, đồ hiệu. Tuy nhiên, hàng giả, hàng nhái ngày càng được làm giả 1 cách tinh vi và bầy bán công khai gây nhầm lẫn. Trên thị trường có nhiều hàng nhái, mà những người bán hàng gọi là fake cao cấp (super fake), chúng có thể giống hàng hiệu thật 90 – 99%, do vậy để phân biệt hàng hiệu thật giả, hàng auth 100% với hàng fake không hề là chuyện dễ.
Logo, mác của thương hiệu
Logo của món hàng hiệu xịn được in rõ nét còn hàng fake thường có logo in mờ và thay đổi vài chữ. Các hãng nổi tiếng thường có sự thống nhất trong cách để logo trên sản phẩm. Khi mua hàng, nên chú ý đến vị trí đặt logo, đường nét, màu sắc của logo trên túi hoặc ví. Kiểm tra nhãn bên trong xem dập hay khâu tay, túi giả sẽ không có nhãn mác bên trong.
Ví dụ với hãng LV, nhãn hiệu trên ví và túi xách không bao giờ nằm lệch một bên, dịch lên các mép hay làm nền, ngoại trừ các túi kiểu bụi (vintage) và túi Ellipse. Với đồ giả, logo thường không cân xứng và có kích thước bất hợp lý.
Các nhà thiết kế đã nỗ lực rất lớn để cho khách hàng thấy được sự sang trọng hoàn hoàn của sản phẩm ngay từ bao bì của họ. Giày nhái không có hộp và túi đựng chất lượng cao, giấy chứng nhận chất lượng có thể là giả. Hộp đựng giày của Yves Saint Laurent có những màu sắc khác nhau nhưng tất cả đều có tên hãng là chữ in hoa sắc nét.
Bạn cũng nên xem xét cả nhãn mác bên ngoài vì nhiều thương hiệu để phần này ở ngoài thiết kế.
Code
Những túi, ví, balo... hàng hiệu thật thường có những thông số và mỗi sản phẩm đều có một mã khác nhau không sản phẩm nào cùng mã số của sản phẩm nào. Những ký hiệu như: mã ngày, số serie và số hiệu số hiệu model thể hiện lại rõ ràng trên từng sản phẩm hàng hiệu thật. Những điểm trên ở hàng fake cũng có nhưng các mã số và serie thường bỏ trống, hoặc không theo số hiệu model.
Vài năm trước, có một cách dễ dàng để phát hiện thiết kế túi xách giả là dựa vào độ dày - mỏng của khóa, da chất lượng kém và biểu tượng sai chính tả. Bây giờ, hàng nhái rất tốt thậm chí hàng "siêu giả" còn khá đắt tiền nên người dùng rất khó xác nhận thật - giả.
Chất liệu
Đối với các món đồ hiệu làm từ da, thông thường sẽ có 4 loại da được dùng phổ biến: Da bò, da trâu, da cừu non, da cừu. Ngoài ra còn có một số chất liệu da khác như da cá sấu, da đà điểu, da trăn… tuy nhiên những loại sản phẩm có nguồn gốc da này giá cả khá “chát”.
Nếu là da thật, trên bề mặt sẽ có những vết lồi lõm, tùy theo trình độ thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm…tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trong khi đó, những loại giả da sẽ bằng phẳng. Da thật nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, còn da giả thì không.
Khi bạn dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt túi, nếu là da thật, sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay cái của bạn nhưng khi bạn bỏ tay ra, vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ độ đàn hồi của bề mặt da thật. Còn với da giả, các chất liệu tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này, vết lõm cũng sẽ còn hằn nguyên bởi các lớp hạt vật chất nhân tạo, tạo thành lớp da giả đã bị tách rời ra.
Kiểm tra bằng tay
Với giày dép da, da thật không bóng bẩy như giả da và khi kéo không bị giãn như da giả. Sản phẩm hàng hiệu từ da thật không dùng keo, hầu như là da nguyên miếng nếu cần thì chỉ may. Nịt da thường có 1 lớp mà thôi. Muốn biết, khách hàng nên quan sát kỹ phần hay cắt đi mà người bán hàng thường thử nịt. Nếu là da thật thì phần này rất sần sùi, nhám. Với hàng fake, sản phẩm thường dán bằng keo. Những nịt Simili 2 bên hông đường dây thường có tráng 1 lớp nhựa. Thực chất, đây là lớp tráng keo nhằm đánh lừa mắt mọi người, che đi các lớp dán của Simili.
Với quần áo, hàng xịn của các hãng thời trang danh tiếng luôn được may bằng chất liệu cao cấp, bề mặt mịn, vải ít nhão, và mặc vào cảm thấy rất thoải mái, nhất là các sản phẩm làm bằng chất liệu lụa và da thật. Trong khi đó, hàng fake thường được làm bằng chất liệu rẻ tiền, chất vải thường không mịn và thô.
Đường may
Hàng hiệu là một tác phẩm nghệ thuật được chau truốt kỹ để khách hàng thấy được sự sang trọng hoàn hoàn của sản phẩm. Thiết kế túi xách sẽ luôn luôn có chất lượng đường may tốt, vì đây là một phần chất lượng thể hiện danh tiếng của người thiết kế. Trước khi mua món đồ, hãy cẩn thận xem xét kỹ đường may và lớp lót của túi. Đường may cẩu thả, nghiêng và không đồng đều là một dấu hiệu của sản phẩm kém chất lượng, hàng fake. Đường may của hàng hiệu xịn thường rất đều, thẳng hàng
Với quần áo, đường may trên hàng chính hãng thường rất đều, ít khi bị lệch, đường chỉ bám chặt vào vải hoặc len. Đồng thời cũng nên để ý tới nhãn vải ghi thông tin, đặc biệt là trên quần jeans, quần âu và áo khoác. Nếu miếng vải mỏng dính và nhìn rẻ tiền, có thể nhìn xuyên được đường chỉ may ở phía bên kia, thì chắc chắn 99.99% đó là hàng fake. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy đường chỉ may ở phía bên kia trên quần áo hàng hiệu, nhưng thường là phải nhìn rất kỹ mới thấy. Nhãn vải thường có màu phù hợp với chất liệu chính của chiếc quần hay chiếc áo. Ít khi thấy miếng nhãn vải cotton trắng phau trên chiếc quần màu xám. Và đường chỉ may nhãn vải của hàng fake thường xộc xệch và may bằng loại chỉ rẻ tiền.
Kích cỡ
Các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng rất ít khi thay đổi kích cỡ sản phẩm của họ. Mặc dù mỗi nhãn hiệu có số đo kích cỡ riêng nhưng trong phạm vi một nhãn hiệu thì các số đo trên các sản phẩm quần áo, túi xách của họ thường không thay đổi và rất nhất quán từ năm nay qua năm khác.
Do vậy, nếu bạn mua 1 sản phẩm hàng hiệu nào đó của thương hiệu mình yêu thích, nhưng thấy kích thước rộng hơn hay nhỏ hơn các sản phẩm chính hãng của nhãn hiệu đó mà bạn đã quen thuộc, rất có thể đó là hàng fake.
Giá cả
Hàng hiệu thường có mức giá khá đắt đỏ, thế nên nếu một chiếc túi được rao trên website của hãng với giá mấy nghìn đô nhưng bạn lại thấy cũng chiếc túi đó được ai khác rao bán chỉ với giá vài trăm đô, thì đó đích thị là hàng fake.